Banner top
Menu portal
Giới thiệu
Banner tin tức - sự kiện
Tổ chức đoàn thể
Kế hoạch
Thông tin tuyển sinh
Công khai thông tin
Hiển thị nội dung bài viết

Bài tuyên truyền về "Vệ Sinh an toàn thực phẩm"

04/05/2022
02:23:00
198

TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Lời đầu của bài tuyên truyền “ vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ” cho phép tôi được gửi tới toàn thể CB - GV - NV, và các em học sinh lời chúc sức khỏe và lời chào kính trọng nhất.

Kính thưa BGH nhà trường, thưa các thầy cô giáo! Cùng các em học sinh thân mến!

Như chúng ta đã biết, ngày nay chỉ cần gõ Google tra từ khóa “ Ngộ độc thực phẩm” chỉ trong vài giây đã cho kết quả hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra trong cả nước. Sau đây tôi xin chỉ dẫn một số vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh ta:

- Báo Dân trí đã đưa tin, ngày 14/10/2015, gần 250 người dân khi ăn bánh mỳ tại cơ sở Vương Tiến Thành ( Số 63 Trần Hưng Đạo, TP Đồng Hới ) đã xuất hiện các triệu chứng như nôn ói, đau bụng, đi ngoài… và phải nhập viện để cấp cứu, điều trị. Sau đó, được cơ qua chức năng điều tra và xác định nguyên nhân là do bánh mỳ bị nhiễm trực khuẩn Samonella gây bệnh đường ruột.

- Báo nhân dân đưa tin, Sở Y tế Quảng Bình cho biết xảy xa vụ ngộ độc thực phẩm ngày 21/04/2016 tại bửa tiệc khai trương nhà hàng Bảo Quốc, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch làm 27 người nhập viện là do tụ cầu vàng trong món Cua hấp kèm rau sống.

- Cũng theo nguồn tin báo nhân dân, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Bình cho biết, xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm trong tổ chức lễ cưới ngày 7-5-2017 tại thôn Cửa Thôn, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh do Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Toàn Dịu (ở xã Hải Ninh) hợp đồng nấu phục vụ bữa tiệc, làm 18 người phải nhập viện điều trị với các triệu chứng: đau bụng; buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, sốt.

- Gần đây nhất báo Vietnamnet đưa tin ngày 18/3/2021, ba học học sinh lớp 5 của Trường Tiểu học Phú Trạch, xã Hải Phú, huyện Bố Trạch, vào bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch trong tình trạng đau ngực, khó thở, buồn nôn, chống mặt, nghi bị ngộ độc khí sau khi thổi kẹo bong bóng , bán trước cổng trường.

Rất may cả bốn vụ ngộ độc trên không gây tử vong về người.

Kính thưa quý thầy cô giáo! Cùng các em học sinh thân mến!

Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo ở mỗi địa phương.

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:

1. Chọn thực phẩm tươi, an toàn giúp phòng ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật. Rau, củ, quả tươi, thức ăn sống phải được ngâm kỷ với nước sạch (tối thiểu 30 phút) và rửa lại nhiều lần hoặc dưới vòi nước chảy, quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Không ăn những trái cây bị héo, dập. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém chất lượng.

Phòng ngộ độc thực phẩm bởi có chất độc tự nhiên: Không ăn nấm, rau, củ, quả hoang dại nghi có độc, khoai mì cao sản, măng tươi; sản phẩm động vật có độc như cóc, cá nóc, con so, cua mảng cầu, mật cá trắm, mật con công…

2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ phòng vi khuẩn nhân lên trong điều kiện môi trường. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng nhất thiết phải được đun kỹ lại.

6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín như thịt quay, thịt luộc, thịt Jambon, thịt pa-tê... có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín.

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn nhất là ăn bốc và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị lạ và không chứa mầm bệnh. Nên uống nước chín hoặc đã qua thiết bị tinh lọc. Tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

11. Không ăn các loại thực phẩm đóng gói không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hạn dùng, hết hạn dùng, nhãn hàng in lem nhem.

12. Luôn nghi ngờ thức ăn có nhuộm phẩm màu như xôi gấc mà không có hột gấc hoặc thịt gấc. Bánh kẹo, mứt, hạt dưa,ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu lòe loẹt, màu quá tươi đẹp. Không nên uống nhiều nước ngọt, ăn bánh kẹo suốt ngày để tránh bỏ bữa ăn chính

13. Không dùng đồ hộp lon phồng cứng hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo; sữa, nước giải khát trong hộp giấy bị phơi ngoài nắng dù còn hạn sử dụng, phai màu; nước giải khát, nước đóng chai bị biến màu, đục, có cặn, khi mở không còn gas (nước có gas).

14. Tránh ăn ở các quán gần nơi dơ bẩn, không có nước sạch hoặc không có tủ kính

che đuổi ruồi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở mặt đường, vỉa hè) hoặc không có lưới che ruồi nhặng (nếu ở trong nhà có mái che).

15. Cần chú ý ăn vừa đủ, không nên ăn quá no hay bỏ bửa, ăn đủ chất và đúng giờ. Tránh ăn - uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Ăn cân đối các nhóm chất dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất... Ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng.

16. Thực hiện rửa tay bằng xà phòng hàng ngày vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng, sau khi ho, hắt hơi…

17. Vệ sinh khuôn viên trường lớp, khu vực được phân công sạch sẽ, để rác đúng nơi quy định. Vệ sinh nhà ở, lớp học hàng ngày, mở cửa phòng học cho thoáng nhiều ánh sáng giúp phòng chống các bệnh truyền nhiễm, chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong trường học.

Tôi mong rằng mỗi học sinh chúng ta luôn là cầu nối tuyên truyền về “ Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới ” . Và đây cũng là chủ đề của “ Tháng hành động vì an toàn thực phẩm ’’ năm nay 2021

Thầy và trò trường THPT Đồng Hới

- Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021;

- Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn;

- Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng;

- Quyền cơ bản của con người là được tiếp cận thực phẩm an toàn.

Và sau đây tôi có một câu hỏi dành cho các em

Câu hỏi: Em hãy cho biết “ Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021

Bắt đầu từ ngày, tháng nào ?

và kết thúc vào ngày, tháng nào ?

Một phần quà dành cho bạn nào có câu trả lời đúng

Đáp án đúng: Từ ngày 15/04 đến 15/05/2021

Bài tuyên truyền của tôi đến đây đã kết thúc. Kính chúc quý thầy cô và các em có một tuần học đạt kết quả cao.

Xin chân thành cảm ơn!

Đồng Hới, ngày 20 tháng 4 năm 2021

Cán bộ Y tế

Lê Ngọc Oanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(((((Để có thể đón tết vui vẻ và vẫn giữ gìn được sức khỏe, mọi người cần chú ý ăn vừa đủ các món ăn ngày tết, ăn đúng giờ, không nên ăn quá nhiều vì các món ăn ngày tết thường chứa nhiều năng lượng. Không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt, ăn mứt, kẹo nhiều suốt ngày để tránh làm các cháu bỏ bữa ăn chính gây ảnh hưởng đến tình trạng tăng trưởng dinh dưỡng của các cháu sau Tết.)))))

Kính chúc bà con nhân dân đón tết vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm !

TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Do đó cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:

1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.

6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Đặc biệt đối với các em HS:

- Tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt.

- Thực hiện rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng, sau khi ho, hắt hơi…

Đồng Hới, ngày 10 tháng 9 năm 2020

Cán bộ Y tế: Lê Ngọc Oanh

 

 

[Trang chủ]
Thông báo
Banner - Thư viện ảnh
Banner - Thư viện video
Banner - Bộ giáo dục và đào tạo
Banner - Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Bình
Banner - Cổng thông tin điện tử Quảng Bình
Liên kết website
Footer

TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỚI

Địa chỉ: 450 Lý Thái Tổ - Đồng Sơn - Đồng Hới - Quảng Bình

Email: thpt_donghoi@quangbinh.edu.vn